Contents
Vì sao trẻ em hay cáu kỉnh?
Do bệnh lý:
Có nhiều lý do giải thích vì sao trẻ em trở nên cáu kỉnh. Đôi khi, đó là những vấn đề bệnh lý như trẻ bị nhiễm trùng tai mãn tính, bị dị ứng nặng hoặc nhiễm trùng đường tiết
niệu. Tất cả đều có thể khiến trẻ khó chịu. Một vấn đề thường gặp và hay bị bỏ qua là chứng không chịu được sữa và các sản phẩm từ sữa. Trẻ có chế độ dinh dưỡng dựa nhiều vào gluten (chất protein trong các sản phẩm từ bột mỳ) hay các sản phẩm chứa nhiều đường có thể sinh ra cáu gắt hoặc tâm trạng thay đổi thất thường.
Sam là một đứa trẻ cực kỳ kén ăn. Cậu bé hầu như chỉ ăn đúng ba món dù cha mẹ nỗ lực rất nhiều nhằm mở rộng và thay đổi khẩu vị cho bé. Tất nhiên, đây không phải là lý do duy nhất gây nên tính khí cáu kỉnh của bé nhưng chắc chắn là một nhân tố.
Do khó chất gay gắt
Một số trẻ sinh ra đã có khí chất gay gắt. Mẹ của Sam miêu tả bé kêu khóc ngay từ lúc chào đòi. Trẻ em vói kiểu khí chất gay gắt thường căng thẳng hon khi trải qua những
thay đổi. Chúng khó có thể giữ tâm trạng vui vẻ, hài lòng trong một thòi gian dài. Kết quả là chúng thường làm trò để kiểm soát tình huống, chúng ước rằng mọi việc sẽ diễn ra đúng theo dự tính của mình. Sam là một trong số đó. Mọi việc phải làm theo cách cậu bé nghĩ hoặc bé sẽ không làm gì. Ngay cả vói bạn đồng lứa, Sam cũng cần kiểm soát, cậu yêu cầu các bạn chơi theo cách của mình nếu không thì thôi.
Trẻ nhạy cảm
Có lẽ lý do phổ biến nhất khiến trẻ nổi cáu là chúng dễ trở nên kích ứng quá mức khi đáp lại những kích thích của bộ máy cảm xúc. Những trải nghiệm đon giản như rửa mặt, mặc quần áo, nghe tiếng động trên sân hay tiếng ồn ào từ nhà hàng xóm cũng có thể tác động mạnh đến hệ thần kinh của chúng. Sam là một cậu bé rất nhạy cảm. Nếu bị đau, bé sẽ phản ứng mạnh mẽ, gào thét để bố mẹ không được động vào bé. Sam có những biểu hiện rõ ràng của sự phòng thủ, ví dụ ghét cắt tóc, tránh những món ăn mới, ưa mặc áo dài tay, quần dài ngay cả trong thòi tiết ấm áp. Khi ở trong một nhóm bạn, Sam có xu hướng tách ra. Cậu thường phản ứng thái quá khi một bạn nào đó vô tình va vào người, một việc thường xuyên diễn ra khi trẻ ở lóp học. Càng ngày càng thấy rõ hệ thần kinh của Sam truyền tải quá mức và nhanh chóng những kích thích cảm xúc. Khi tới ngưỡng phản ứng, con giận dữ có thể bùng phát.
Một đứa trẻ không linh hoạt thường hay bực bội
Một đứa trẻ không linh hoạt thường hay bực bội. Những trẻ có vấn đề về tổ chức và lập kế hoạch cho bản thân thường không biết làm gì khi chúng được yêu cầu làm việc gì theo cách mới. Ngoài việc dễ trở nên phản ứng thái quá, những đứa trẻ hay cáu kỉnh này thường bị rối loạn điều hoà tâm trạng khi chúng phải tự mình tổ chức để làm việc gì đó phức tạp.
Trẻ gặp vấn đề này thường có hội chứng thiếu chú ý (Attention Deíict Disorder) liên quan đến những vấn đề về kiểm soát hoạt động cũng như vận động.
Trẻ có vấn đề về điều hoà và cân bằng tâm trạng
Cuối cùng, điều quan trọng là phải xác định xem liệu con bạn có vấn đề về điều hoà và cân bằng tâm trạng khiến trẻ thấy khó duy trì trạng thái vui vẻ và hài lòng không. Rất nhiều cha mẹ lo lắng rằng chuyện này có ý nghĩa thế nào vói con khi bé lớn lên. Rất khó để chẩn đoán rối loạn tâm trạng ở những trẻ còn nhỏ, nhưng biểu hiện hay cáu kỉnh là một triệu chứng trong nhiều rối loạn khác như lo âu, trầm cảm, ADHD (Hội chứng thiếu tập trung lâu dài) và thái độ chống đối, ngang ngạnh. Khi con lớn hơn, bạn có thể chú ý đến những biểu hiện khác để nhận ra bé có tiềm ẩn vấn đề rối loạn tâm trạng vượt ra ngoài tính khí om sòm và cáu kỉnh không. Khi những phưong pháp điển hình nêu ra trong cuốn sách này không có tác dụng vói những vấn đề về tâm trạng của con bạn, bạn phải nhờ sự tư vấn của bác sỹ nhi chuyên khoa hoặc một nhà tâm lý học trẻ em. Họ sẽ giúp bạn hiểu đầy đủ, rõ ràng hơn cách thức chẩn đoán và phưong pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, một nguyên tắc quan trọng cha mẹ cần ghi nhớ những gì trẻ cần nhất chính là học cách làm sao để tự xoa dịu, chịu được nỗi đau buồn và những con giận dữ.
Do cách giáo dục của gia đình
Đôi khi, trẻ hay cáu gắt, bực bội bởi môi trường xung quanh hoặc cách nuôi dạy của cha mẹ thiếu tổ chức. Chẳng hạn, bạn là người không thích đặt ra các giới hạn và cho phép con nhiều quyền làm những điều bé thích bất kể ở đâu và khi nào. Điều này có thể khiến trẻ có cảm giác bị choáng ngọp khi phải đối diện vói những giói hạn và tổ chức quy củ, một chuyện chắc chắn sẽ xảy ra khi trẻ đi học. Cách dạy con không nhất quán cũng có thể khiến trẻ bị rối loạn. Giả sử, bố mẹ có quan điểm khác nhau trong việc thiết lập các giói hạn và thòi gian biểu hàng ngày cho con. Trẻ có thể bối rối không biết nên thực hiện theo kế hoạch nào hoặc sẽ phản ứng lại bằng cách dùng người này chống lại người kia. Môi trường gia đình không có trật tự và tổ chức rõ ràng, nhất quán có thể cũng làm trẻ sinh ra cáu kỉnh. Trẻ có thể cảm nhận rằng không có chỗ cho bé choi đùa, để yên tĩnh hoặc tập trung vào các hoạt động có tổ chức như làm bài tập về nhà.
Do yếu tố di truyền
Nguyên nhân một phần thường do yếu tố di truyền. Có thể ông bà bạn mắc chứng rốiloạn tâm trạng, vui buồn lẫn lộn (Bipolar Disorder), một ông chú bị bệnh trầm cảm hoặc chính bạn đang phải đấu tranh vói tâm trạng lo âu, buồn phiền trong suốt cuộc đòi. Nếu
đây chính là trường họp của con, cha mẹ nên nhờ chuyên gia về sức khoẻ tâm thần tư vấn
để tìm hiểu xem liệu trẻ có thể bị rối loạn tâm trạng dẫn đến thái độ cáu kỉnh không. Khi trẻ tiếp xúc vói bố hoặc mẹ, người hay nổi cáu, buồn rầu, bực tức hoặc bị trầm cảm, chúng có thể bắt chước theo các biểu hiện xúc cảm mạnh mẽ như thế. Dù trẻ không bị rối loạn tâm trạng, bé có thể học được rằng đây là một cách cư xử. Điều quan trọng là cha mẹ phải tự chăm sóc chính mình thật tốt và tìm những cách tự bình ổn, tổ chức bản thân và sẵn sàng cho công việc không dễ dàng là làm cha mẹ.
Còn tiếp:
Cách xử lý bé hay cáu gắt